Các quán bán chè thập cẩm luôn được nhiều người yêu thích và ghé ăn. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách nấu chè thập cẩm ngon để bán. Cùng Trường Đào Tạo Học Nấu Ăn Chuyên Nghiệp | HNAEdu tìm hiểu cách nấu chè thập cẩm của 3 miền Bắc – Trung – Nam ngọt mát để mở quán chè qua bài viết sau nhé.
Chè thập cẩm kết hợp các nguyên liệu đậu thơm bùi, ăn cùng dừa khô giòn dai, thạch rau câu mát lịm, trân châu dai ngon và nước cốt dừa béo ngậy. Chè thập cẩm rất được ưa chuộng, đặc biệt những ngày nắng nóng được thưởng thức một cốc chè mát thì còn gì tuyệt bằng. Quán chè cũng là nơi rất thích hợp để gặp mặt bạn bè, người thân. Do đó mà kinh doanh quán chè nói chung hay kinh doanh chè thập cẩm nói riêng luôn được nhiều người quan tâm. Đừng bỏ lỡ cách nấu chè thập cẩm ngon để bán, nếu bạn đang có ý định kinh doanh món ăn vặt siêu hấp dẫn này nhé.
3 cách nấu chè thập cẩm ngon để bán
Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc
Nguyên liệu:
- 100g đậu đỏ
- 100g đậu đen
- 100g đậu xanh
- 100g cốm tươi
- 200ml nước cốt dừa
- 100g bột năng
- 1 bịch bột thạch rau câu
- Đậu phộng, dừa nạo, trân châu
- Đường nâu, muối
Các bước thực hiện:
Sơ chế nguyên liệu
Ngâm đậu xanh trong khoảng 3 – 4 tiếng để đậu nở mềm, vo sạch để loại bỏ nước chua sau đó vớt ra để ráo. Riêng với đậu đỏ và đậu đen, bạn cần ngâm trong khoảng 4 – 6 tiếng.
Cốm tươi vo nước sạch để loại bỏ chất bẩn.
Rang chín đậu phộng, xát vỏ, giã sơ hoặc để nguyên tùy ý.
Nấu đậu đỏ
Sau khi ngâm đậu nở mềm, bạn cho đậu đỏ vào nồi, đổ ngập nước, thêm một chút muối rồi nấu đậu chín tới. Khi đậu đỏ đã chín thơm thì bạn chắt bỏ phần nước, cho 4 muỗng đường nâu vào, khuấy đều rồi đun thêm khoảng 5 phút để đậu đỏ ngấm vị ngọt.
Nấu đậu xanh
Bạn nấu đậu xanh với 500ml nước đến khi đậu chín mềm. Sau khi đậu đã chín, bạn cho 4 muỗng đường nâu vào, có thể gia giảm lượng đường tùy theo khẩu vị. Khuấy đều tay để đường tan hết và tiếp tục nấu đến khi nước sôi lại.
Bạn hòa tan 2 muỗng bột năng với ¼ bát nước, từ từ cho bột năng vào nồi chè đậu xanh và khuấy trong khoảng 3 phút để làm chín bột năng. Sau khi phần chè đậu xanh đã chín, bạn tắt bếp và bắc nồi ra để nguội. Chú ý thường xuyên vớt bọt để nước chè được trong hơn.
Nấu chè cốm
Cốm tươi sau khi làm sạch cho vào nồi, thêm vào 500ml nước và một ít muối, đun sôi phần chè cốm đến khi cốm chín thơm. Khi cốm đã chín, bạn cho 4 muỗng đường nâu vào, khuấy đều cho đường tan hết, lượng đường có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị của bạn.
Pha 2 muỗng bột năng với một chút nước rồi cho từ từ vào nồi cốm, khuấy nhanh tay trong khoảng 3 phút cho bột năng chín đều. Sau khi hoàn thành xong phần chè cốm, bạn bắc nồi ra bếp và để nguội.
Nấu đậu đen
Với đậu đen bạn cũng cho vào một nồi sạch khác, thêm 500ml nước và nấu sôi. Sau khi đậu đã mềm và dậy mùi thơm thì bạn chắt bỏ phần nước đậu đen, giữ nguyên phần đậu đen đã nấu chín trong nồi. Cho 4 muỗng đường nâu vào, đun lửa nhỏ, đảo đều cho đường ngấm hoàn toàn vào đậu đen rồi tắt bếp và bắc ra để nguội.
Làm thạch rau câu
Cho bột rau câu vào 250ml nước, hòa tan với 100g đường, khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Đun sôi hỗn hợp bột lên rồi đổ ra tô và để nguội. Rót thạch rau câu ra khuôn, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Trình bày và thưởng thức
Chuẩn bị một cốc đá bào, cho vào 2 muỗng chè đậu đỏ, 2 muỗng chè đậu đen, 2 muỗng chè cốm, 2 muỗng chè đậu xanh, thạch rau câu, trân châu, dừa nạo, trên cùng rắc đậu phộng rang và rưới một ít nước cốt dừa. Trộn đều lên là có thể thưởng thức món chè thập cẩm thơm ngon, mát lạnh rồi.
Cách nấu chè thập cẩm miền Trung
Bên cạnh cách nấu chè thập cẩm thông thường, bạn cũng có thể tham khảo cách nấu chè thập cẩm miền Trung để biết thêm những cách nấu chè đa dạng. Cách nấu chè thập cẩm miền Trung có nhiều điểm tương đồng với cách nấu chè thập cẩm Huế, sử dụng đậu làm nguyên liệu chính và đặc biệt là chè dùng kèm những viên bột lọc chứa nhân dừa giòn dai, sần sật.
Nguyên liệu:
- 100g đậu đỏ
- 100g đậu xanh
- 100g bột nếp
- 100g bột năng
- 1 quả dừa tươi
- 100ml nước cốt dừa
- 200ml sữa tươi
- 3 – 4 lá dứa
- 50g đậu phộng
- Đường nâu
Các bước thực hiện:
Sơ chế nguyên liệu
- Vo sạch đậu đỏ, nhặt bỏ hạt lép rồi ngâm nước khoảng 2 tiếng.
- Đậu xanh vo sạch, đãi bỏ hạt lép, mọt, cũng ngâm nước khoảng 2 tiếng.
- Đậu phộng rang vàng đều, xát vỏ, đập dập hoặc để nguyên tùy ý.
- Lá dứa rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
- Bổ đôi quả dừa tươi, chắt lấy phần nước. Phần cùi dừa bạn chia 2 phần, 1 phần nạo sợi, phần còn lại thái hạt lựu.
Làm bột lọc
Bạn cho bột năng và bộp nếp vào tô lớn, đổ nước vào và nhồi bột thành một khối mịn dẻo. Lưu ý không cho nhiều nước vì sẽ làm bột bị nhão. Sau đó bạn chia nhỏ bột năng thành từng phần nhỏ như hạt trân châu, vo viên rồi ấn dẹt, cho nhân dừa đã thái hạt lựu vào rồi vo tròn lại, tạo thành những viên bột lọc.
Bắc một nồi nước lên bếp, đem viên bột lọc luộc đến khi thấy bột lọc trong suốt thì vớt ra và cho vào tô nước lạnh. Ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút thì vớt lên, để ráo.
Nấu chè thập cẩm miền Trung
Cho đậu đỏ vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi ninh chín nhừ, lưu ý không để đậu nát. Sau 20 phút bạn thêm 4 muỗng đường nâu vào khuấy đều, gia giảm lượng đường để có độ ngọt mong muốn, sau khi chè đậu đỏ sôi thì bắc ra để nguội.
Cách nấu chè đậu xanh cũng tương tự, bạn cho đậu xanh vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi đun sôi đến khi đậu xanh chín mềm. Sau đó bạn hòa tan 2 muỗng bột năng với một chút nước, khuấy cho tan rồi từ từ đổ vào nồi đậu xanh đang nấu, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Khi bột năng đã chín thì bạn tắt bếp và để nguội.
Rót hỗn hợp nước dừa, sữa tươi vào nồi nước cốt lá dứa, nêm lượng đường thích hợp, đun sôi rồi bắc ra để nguội.
Trình bày và thưởng thức
Bạn chuẩn bị một cốc đá bào, múc lần lượt 2 muỗng chè đậu đỏ, 2 muỗng chè đậu xanh, bột năng, chan 1 muỗng nước sữa lá dứa, ½ muỗng nước cốt dừa, trên cùng rắc dừa nạo sợi, đậu phộng rang lên, trộn đều và thưởng thức. Chè thập cẩm kiểu miền Trung có màu sắc hấp dẫn, hương vị thơm ngon, thanh mát rất yêu thích.
Chè thập cẩm miền Trung có giống với chè thập cẩm của người Huế không?
Nhìn chung 2 cách nấu này đều có điểm tương đồng nhất định. Về mặt nguyên liệu chúng đều có đậu đỏ, đậu xanh, dừa nám. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chè thập cẩm miền Trung đơn giản hơn so với cách nấu của người Huế.
Cách nấu chè thập cẩm miền Nam
Nguyên liệu
- 100g đậu đỏ
- 30g bắp ngọt tươi
- 2 trái chuối chín
- 100g cốm khô
- 50g bột báng
- 100g bột mì
- 100g bột năng
- 50g bột rau câu
- 400ml nước cốt dừa
- 210g đường
Các bước thực hiện:
Sơ chế nguyên liệu:
- Đậu đỏ đãi bỏ hạt lép, sâu mọt, rồi ngâm nước lọc cho đậu ngậm nước mềm.
- Bắp bóc lấy hạt, rửa sạch, để ráo.
- Cốm đem ngâm khoảng 10 phút cho nở ra rồi cho ra rổ, để ráo nước.
- Bột báng rửa sạch sẽ, ngâm khoảng 10 phút, vớt ra rổ cho khô nước.
- Trộn lẫn cho đều bột mì cùng 50g bột năng để tạo độ sánh đã chuẩn bị. Cho nước vào nhào nhuyễn rồi vo thành viên nhỏ như viên bi.
- Bóc bỏ vỏ chuối, cắt miếng cỡ 1cm. Nên chọn chuối vừa chin tới để đảm bảo chuối không bị nát khi nấu.
Nấu chè:
- Ninh nhừ đậu đỏ, nêm vào 1 thìa nhỏ đường, để nước sôi rồi tắt bếp để riêng ra.
- Hòa sẵn 50g bột năng để tạo độ sánh còn lại với lượng nước, cho bắp ngọt vào nồi nước đun sôi, kế tiếp cho bắp chín vào đổ bột năng để tạo độ sánh, thêm 2 thìa đường kính trắng khuấy đều.
- Nấu cho chè bắp kết lại, trong lại thì cho 50ml nước dừa vào nấu sôi lại rồi tắt lửa.
- Với cốm, bạn nấu chè cốm tương tự như cách chế biến chè bắp ngọt.
- Chuối đung nóng với lượng nước vừa đủ, cho bột năng, bột báng vào nấu sôi, nhiều lúc đảo nhẹ để bột báng không dính vào nồi mà chuối không nát. cuối cùng tín đồ chỉ việc cho nước cốt dừa với 2 muỗng café đường vào nấu sôi trở lại thì tắt lửa rồi nhắc xuống.
- Bột mì luộc cho chin sau đó ngâm trong nước lạnh, bỏ ra, để ráo nước.
- Làm thạch rau câu: Cho bột thạch rau câu + đường + 300ml nước khuấy đều, đun sôi sau đó cho vào khay nhỏ để nguội. Hoặc bạn cũng có thể cho vào khuôn để có hình dáng đẹp mắt hơn, để tang hương vị, màu sắc ban có thể cho thêm nước cốt dừa, nước củ dền… Sau khi thạch nguội đem để ngăn mát tủ lạnh.
Trình bày & thưởng thức:
Chè thập cẩm miền Nam ngon, chuẩn vị thì người cần thêm nước cốt dừa, dừa nạo sợi hoặc dừa khô, thêm chút đá bào, trộn đều lên là có thể dung được.
Phương pháp nấu chè thập cẩm miền Nam này cũng là cách chế biến chè mà người Sài Gòn vô cùng yêu thích đấy.
Những lưu ý trong chế biến
Để có món chè thập cẩm ngon miệng, hương vị khác biệt và cạnh tranh so với những nơi khác, bạn cần chú ý những điều này:
- Nguyên liệu đậu phải thật tươi sạch, không nấu những hạt đậu đã quá hạn sử dụng.
- Nên đa dạng các loại thạch khác nhau để biến tấu món chè thập cẩm thêm hấp dẫn, mới lạ như thạch dừa, thạch nha đam, thạch cà phê, thạch dâu…
- Bánh trôi làm từ bột gạo và đậu xanh cũng giúp món chè của bạn có hương vị đặc biệt hơn, mỗi cốc chè thập cẩm có thể cho thêm 2 – 3 viên bánh trôi thơm mềm.
- Vì nấu chè thập cẩm để kinh doanh, bạn phải cân nhắc số lượng chè mình bán ra mỗi ngày, tính toán nguyên liệu và bảo quản thực phẩm hợp lý. Chè không nấu hết có thể bảo quản trong tủ lạnh tuy nhiên không thể để quá 1 ngày.
Vậy là bạn đã biết cách nấu chè thập cẩm ngon để bán với hương vị 3 miền rồi. Nấu chè thập cẩm thực sự đơn giản, không quá phức tạp, bạn có thể đọc công thức và làm được ngay. Bên cạnh đó, để việc kinh doanh món chè thập cẩm có hiệu quả, bạn cũng có thể kết hợp bán chè với những loại nước uống khác như trà sữa, sinh tố, sữa chua…
Nếu muốn biết thêm những cách làm những món chè thơm ngon khác, bạn hãy để lại thông tin vào form bên dưới để HNAEdu tư vấn những khóa học phù hợp nhé.
Ý kiến của bạn