Nếu bạn đang lo lắng chưa biết nên chuẩn bị thực đơn gồm các món ăn đãi tiệc đám giỗ nào cho thật chỉn chu, tươm tất thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Trường Đào Tạo Học Nấu Ăn Chuyên Nghiệp | HNAEdu sẽ gợi ý cho bạn cách làm những món ăn phù hợp, đúng chuẩn nhất cho đám giỗ.
Người Việt từ xa xưa luôn có một truyền thống tốt đẹp là “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”. Tiêu biểu cho nét văn hóa này chính là đám giỗ. Đây là dịp để những người còn sống tưởng nhớ đến người đã mất và cũng được xem là một việc quan trọng của mỗi gia đình.
Vào những dịp này, các thành viên trong gia đình thường có mặt đông đủ. Những người nội trợ chính trong gia đình, dòng họ sẽ chịu trách nhiệm đi chợ, nấu nướng để làm mâm cỗ cúng, sau đó là để con cháu trong nhà cùng ăn uống, sum họp. Vì vậy, để trổ tài khéo léo, đảm đang của người nội trợ trong gia đình, chị em luôn truyền lại cho nhau những bí quyết, cách làm các món ăn đãi tiệc đám giỗ ngon và đúng chuẩn nhất. Cùng xem ngay đó là những món ăn nào nhé!
Cách làm các món ăn đãi tiệc đám giỗ ngon
Xôi đậu xanh
Nguyên liệu:
- 500g gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp hương.
- 200g đỗ xanh (đậu xanh) đã tách vỏ.
- 2 chiếc bánh đậu xanh hoặc nước cốt dừa nguyên chất và muối.
Cách làm:
- Vo sạch gạo nếp và đậu xanh rồi đem ngâm khoảng 2 – 3 tiếng hoặc ngâm qua đêm cho gạo và đỗ mềm ra. Sau đó cho bánh đậu xanh hoặc nước cốt dừa và chút muối hạt vào hỗn hợp gạo và đỗ đã ngâm rồi trộn đều tay.
- Vớt gạo và đỗ ra cho ráo nước, cho lên chõ hấp của nồi cơm điện để hấp, khi chín thì lấy đũa đảo đều cho xôi chín đều và tơi ngon. Nếu nấu trực tiếp bằng nồi cơm điện, bạn đổ nước sắp sát mặt gạo và đảo đều cho xôi chín.
Gà luộc
Nguyên liệu:
- 1 con gà đã làm sẵn
- Củ nghệ
Cách làm:
- Cho gà vào nồi ngay khi nước còn lạnh, đổ nước ngập gà và đun sôi thì vặn nhỏ lửa để gà chín dần.
- Để gà luộc trông mọng, màu da tươi tắn, sau khi vớt ra, bạn nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội hoặc nước đá lạnh rồi vớt ra. Lưu ý là để đến lúc gà nguội hẳn mới vớt ra. Nếu không, da gà sẽ bị khô và xỉn màu.
- Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng dùng củ nghệ, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn.
- Bạn có thể dùng đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là gà đã chín.
Chả giò (Nem)
Nguyên liệu:
- Thịt nạc xay: 300g
- Cà rốt: 150g
- Khoai môn: 200g
- Bắp cải: 100g
- Nấm mèo: 50g
- Nấm đông cô: 100g
- Hành tím: 3 củ
- Tiêu: 1/2 muỗng cà phê
- Nước mắm: 4 muỗng canh
- Lòng trắng trứng gà: 1 quả
- Bánh tráng gói chả giò
- Dầu ăn.
Cách làm:
- Cà rốt, khoai môn, bắp cải: sơ chế rồi rửa sạch, để ráo và bào sợi nhỏ. Nấm đông cô, nấm mèo ngâm nước lạnh cho nở to, cắt chân nấm, rửa sạch, để ráo và xắt sợi nhỏ. Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.
- Đem thịt xay uớp với các nguyên liệu rau củ trên, nêm nước mắm, tiêu vào rồi đeo bao tay ni lông và trộn đều hỗn hợp. Lòng trắng trứng đánh tan, dùng để dán mép bánh tráng sau khi cuốn.
Trải bánh tráng lên đĩa: cho 1 muỗng nhân vào, cuốn vừa và đều tay. Cuốn khéo léo theo ý bạn để có cuốn chả giò tròn, thẳng và đẹp. Để các cuốn chả giò trên mâm. - Dùng chảo có độ sâu và chiên ngập dầu, canh trở 2 mặt để cuốn chả giò vàng đều, vớt ra để vào ray hoặc lót giấy thấm dầu.
Canh khổ qua nhồi thịt
Nguyên liệu:
- Khổ qua: 500g
- Thịt băm: 300g
- Nấm mèo: 100g
- Xương đã róc thịt: 500g
- Hành lá, ngò: 100g
- Trứng gà: 1 quả
- Ớt: 3 trái
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, hạt tiêu, hành khô, tỏi…
Cách làm:
- Rửa sạch xương với nước muối rồi xả lại dưới nước lạnh, sau đó chặt nhỏ hầm trong nồi với khoảng 1,5 lít nước. Khi nước sôi, bạn vớt bọt ra.
- Nấm rơm, hành lá, rau rửa sạch. Hành khô, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn. Ớt trái bỏ hạt, thái lát.
- Thịt heo đem rửa sạch, thái lát nhỏ và ướp gia vị gồm:1 thìa canh hành tỏi băm nhuyễn, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1thìa cà phê bột ngọt, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối trong 15 phút.
Trộn thịt đã ướp với nấm rơm rồi băm nhuyễn, sau đó trộn với lòng trắng trứng gà. - Khổ qua rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu, dùng dao rạch 1 đường ở giữa khoảng ½ trái và móc bỏ ruột. Cắt trái khổ qua làm 2 phần, nhồi hỗn hợp thịt băm vào hoặc có thể để nguyên trái và nhồi thịt. Nếu thịt còn dư bạn có thể vo viên và thả vào. Dùng hành lá nhúng sơ qua nước sôi và cột khổ qua nhồi thịt lại cho chắc.
- Dùng nước xương đã chuẩn bị từ trước cho vào nồi lớn đun lên. Phi thơm 2 thìa vanh dầu ăn với hành tỏi băm nhuyễn và một ít ớt bột rồi cho vào nồi canh để tăng màu sắc cho món ăn. Sau đó nêm thêm ½ thìa canh muối, ½ thìa canh hạt nêm cho vừa ăn.
- Khi nước canh sôi, bạn cho khổ qua nhồi thịt vào và đun với lửa nhỏ, trong quá trình đun cần vớt bọt để nước canh trong và ngọt hơn. Khi thấy khổ qua nhồi thịt chín đều thì nêm thêm gia vị cho vừa ăn, không được nêm thêm nước mắm. Khi canh đã chín, múc canh ra tô, rắc hành lá, ngò, ½ thìa tiêu lên trên để trang trí.
Lẩu hải sản
Nguyên liệu:
- Tôm sú tươi: 300gram
- Ngao: 400gram
- Mực lát tươi: 250gram
- Xương ống heo: 500gram
- 4 quả cà chua
- Các loại nấm: Nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm hương
- Các loại rau: Rau muống, tần ô, giá, mồng tơi
- Chanh, sả cây, ớt trái
- Gói gia vị lẩu
- Bún, mì
- Gia vị: Đường, muối, nước mắm, bột ngọt…
Nấu nước dùng lẩu hải sản:
- Xương ống cần được xối qua nước lạnh, sau đó chần sơ với nước sôi để làm sạch bụi bẩn. Kế tiếp rửa sạch với nước lạnh để khử mùi hôi xương.
- Bắc nồi lên bếp, thêm tí dầu ăn rồi cho hành tím, sả cây đập dập cắt ngắn, lá chanh phi sơ. Kế đến, đổ nước vào nồi rồi cho xương vào ninh từ 30 – 45 phút.
- Khi ninh được 25 phút, bạn cho gói gia vị lẩu vào nồi nấu. Dù gói gia vị đã vừa gia vị, nhưng bạn có thể nêm thêm các gia vị tùy theo khẩu vị để ngon miệng nhất.
Thêm hải sản và rau:
- Sau khi nấu xong nước dùng, bạn tắt bếp, chuyền một phần nước lẩu qua nồi chuyên dụng, bắt lên bếp ga hoặc cồn với lửa nhỏ.
- Hải sản, rau, nấm, cà chua thái múi cau để riêng ra đĩa.
- Khi nước sôi bạn cho hải sản vào trước, để khi hải sản chinh tiếp tục cho các loại rau vào và thưởng thức cùng bún hoặc mì.
Trái cây tráng miệng
Trong các món ăn đãi tiệc đám giỗ sao có thể thiếu tráng miệng. Quýt và dưa hấu là hai loại quả được sử dụng khá nhiều, bên cạnh đó bạn cũng có thêm các lựa chọn như nho hoặc bánh pudding, rau câu, chè…
Gợi ý một số thực đơn đãi tiệc đám giỗ
Các thực đơn dành cho ba miền Bắc, Trung, Nam ngon, hấp dẫn.
Thực đơn 1
- Gỏi ngó sen tôm thịt
- Mực hấp gừng
- Heo quay bánh hỏi
- Cá chiên xù sốt me
- Bò lúc lắc
- Lẩu thái
- Trái cây
Thực đơn 2
- Heo quay bánh bao
- Tôm sú rang me
- Gà hấp hành
- Bao tử heo hầm tiêu xanh
- Lẩu hải san
- Rau câu
Thực đơn 3
- Gỏi gà xé phay
- Cháo gà
- Canh xương nấu măng
- Nộm đu đủ
- Tôm tẩm bột chiên xù
- Sữa chua.
Thực đơn 4
- Xôi đỗ xanh
- Thịt gà luộc
- Nộm đu đủ
- Vịt om sấu
- Miến xào
- Nho xanh
Thực đơn 5
- Gỏi hải sản + bánh phồng tôm
- Chả giò chiên (ram) + chả heo / chả bò
- Gà hấp rau răm
- Tôm hấp bia
- Bao tử hầm tiêu xanh + bún
- Trái cây
Thực đơn 6
- Súp hải sản
- Nem công chả phượng
- Bò tái trộn cải mầm
- Tôm sú rang me
- Lẩu cua đồng rau mồng tơi
- Trái cây
Thực đơn 7
- Chả giò tôm thịt
- Mực chiên xù
- Cá chép hấp hành
- Gà bó xôi
- Lẩu cá bớp
- Trái cây
Trên đây là gợi ý các món đãi tiệc đám giỗ ngon và phù hợp để bạn có thể chuẩn bị chu đáo cho mâm cỗ cúng và tiếp đãi gia đình. Để cải thiện kỹ năng nội trợ tốt hơn và học thêm nhiều món ngon đãi tiệc hấp dẫn khác, bạn có thể tham gia ngay các khóa học ngắn hạn tại HNAEdu nhé.
Điền thông tin của bạn tại form đăng ký bên dưới để được tư vấn miễn phí!
Ý kiến của bạn