Với cách làm giò lụa thủ công, giò thủ đãi khách gia đình này, chị em nội trợ sẽ dễ dàng khéo léo khoe tài nội trợ của mình mỗi dịp lễ Tết hay đám giỗ, đám tiệc đấy. Đây cũng là hai bí quyết làm giò ngon được rất nhiều người tìm kiếm. Cùng xem để cải thiện “tay nghề” làm giò của mình nào.
Thông thường, giò lụa, giò thủ là những món ăn đậm đà nét truyền thống cũng như văn hóa ẩm thực Việt Nam. Món ăn này thường xuyên xuất hiện trong những mâm cỗ dịp Tết, rằm hay đám giỗ, đám tiệc, tạo nên một nét đặc trưng khó có thể nhầm lẫn với nền ẩm thực nào khác.
Cả giò thủ và giò lụa đều là những món ăn ngon, hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Vì thế, nhiều chị em nội trợ còn học cách làm giò lụa, giò thủ để giúp thực đơn món ăn gia đình thêm phong phú, ngon miệng hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cả hai cách làm giò lụa, giò thủ truyền thống chuẩn vị và hấp dẫn nhất.
Cách làm giò lụa thủ công đơn giản mà chuẩn vị tại nhà
Xem thêm: Ý nghĩa mâm cơm gia đình trong văn hóa ẩm thực Việt Nam
Nguyên liệu:
- 500g thịt heo.
- 30g bột năng.
- 10g bột nở.
- 50ml nước đá lạnh.
- Gia vị: nước mắm, muối, mì chính, tiêu…
- Lá chuối gói giò.
- Dây lạt buộc giò.
Cách làm giò lụa:
Sơ chế nguyên liệu
- Bạn mua thịt heo khoảng 80% thịt nạc, 20% mỡ để giò không bị khô. Đem thịt rửa sạch với nước muối loãng, để ráo, thái nhỏ rồi để vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1 tiếng cho thịt hơi đông cứng lại, có đá dăm.
- Sau đó, lấy thịt ra để rã đông cho mềm thì cho vào máy xay kèm bột bắp, bột nở, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê nước mắm rồi bật máy xay ở tốc độ trung bình trong khoảng 15 phút cho thịt nhuyễn đều. Lúc này bạn cho thêm một chút nước đá lạnh vào và xay thêm khoảng 15 giây. Lặp lại như vậy khoảng 4 lần cho tới khi thấy hỗn hợp giò dẻo mịn và có màu trắng hồng.
- Lá chuối hơ qua lửa cho mềm, rồi rửa sạch, lau khô.
Gói giò
Bạn trải lá chuối lên bàn, sau đó trải thêm 1 lớp màng bọc thực phẩm rồi cho giò sống vào và gói giò như gói bánh tét. Sau khi định hình xong gói giò, bạn dùng lạt buộc thật chặt và chắc chắn lại.
Hấp giò
Bạn bắc 1 nồi nước lên bếp, đợi nước sôi thì cho giò vào hấp trong khoảng 45 phút cho giò chín đều thì vớt ra, để nguội và cho vào tủ lạnh để bảo quản. Khi ăn chỉ cần lấy giò ra, cắt khoanh chữ nhật hoặc tam giác rồi trang trí cho đẹp.
Cách làm giò thủ ngon
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tai heo: 200g.
- Lưỡi heo: 200g.
- Mũi heo: 100g.
- Nấm mèo: 100g.
- Nấm hương: 100g.
- Gia vị ướp: 20ml nước mắm ngon, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 củ gừng.
- 1 củ gừng.
Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu
- Nấm mèo, nấm hương bạn đem ngâm nước lạnh cho nở ra rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, để ráo nước và thái sợi.
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhuyễn.
- Lưỡi heo đem trần qua nước sôi, sau đó dùng dao lam cạo sạch lớp trắng bám trên mặt lưỡi rồi dùng gừng đập dập xát vào lưỡi để khử mùi và rửa lại thật sạch bằng nước lạnh. Tai và mũi heo cũng trần qua nước sôi và dùng dao lam cạo sạch lại, sau đó rửa lại với nước cho sạch.
- Tiếp tục cho cả tai, mũi, lưỡi heo vào nồi nước, bắc lên bếp luộc chín thì vớt ra, để thật ráo nước thì tiếp tục cắt chúng thành từng lát mỏng.
Ướp giò thủ
Cho thịt, tai, mũi heo thái mỏng vào ướp cùng gia vị gồm: 1 thìa cà phê bột canh, nửa thìa cà phê bột ngọt, nửa thìa cà phê tiêu. Trộn đều rồi để ướp thịt trong khoảng 20 – 30 phút cho ngấm hết gia vị.
Xào nguyên liệu
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 thìa canh dầu ăn đun sôi thì cho hành tím vào phi thơm, tiếp đó cho thịt, tai, mũi heo vừa ướp vào xào cùng trên lửa vừa. Đảo đều tay cho chín đều đồng thời nêm thêm 1 thìa cà phê nước mắm cho dậy mùi thơm.
Tiếp tục xào trong khoảng 10 phút cho thịt săn lại thì cho thêm nấm mèo, nấm hương vào xào tới khi thịt hơi cháy cạnh, tất cả nguyên liệu chín và ngấm gia vị thì nêm thêm 1 thìa cà phê tiêu vào, đảo đều và tắt bếp.
Gói giò thủ
Nếu có khuôn, bạn múc thịt vào khuôn đã lót màng bọc thực phẩm và dùng vật nào có thể tạo lực để ép cho thịt thủ ra mỡ và vào khuôn thật chặt. Nếu không có khuôn, bạn đổ thịt thủ ra lá chuối và gói lại khi thịt còn nóng như gói bánh tét để thịt dính chặt vào nhau. Lưu ý siết thật chặt tay và dùng lạt cột chặt giò thủ.
Bảo quản, thưởng thức
Để cho giò thủ nguội thì bỏ vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản để ăn dần. Vậy là bạn đã được hướng dẫn chi tiết hai cách làm giò lụa thủ công, giò thủ đãi khách gia đình truyền thống vừa đơn giản mà vẫn chuẩn vị rồi.
Những lưu ý làm giò thủ (Thịt đông):
- Đối với món giò thủ, thành phần bì rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến độ đông của món ăn. Càng cho nhiều bì thì món Thịt Đông càng dễ đông, keo chắc. Tuy nhiên, không phải cứ càng dai càng tốt, điều này còn tùy thuộc vào sở thích của bạn, món Thịt Đông quá cứng cũng không ngon. Vì thế hãy điều chỉnh lượng bì cho hợp lý.
- Để giữ được mùi thơm của nấm hương trong Thịt Đông, bạn đừng cho vào quá sớm. Mộc nhĩ cũng vậy, nếu cho vào sớm sẽ nhừ, mất độ giòn. Tốt nhất bạn hãy xào sẵn những nguyên liệu này cùng gia vị rồi vào nồi trước khi thịt chín khoảng 10 – 15 phút.
- Nếu muốn phần keo thật trong và thơm, bạn hãy chú ý khâu vớt bọt khi nồi thịt sôi. Nếu vớt bọt không kỹ, món ăn sẽ giảm chất lượng cả về hương vị lẫn thẩm mỹ.
Khi hầm thịt, hãy đun nhỏ lửa, thịt sẽ nhừ đều và ngon hơn.
Như vậy, chỉ cần thực hiện đúng theo như các bước của Trường Đào Tạo Học Nấu Ăn Chuyên Nghiệp | HNAEdu hướng dẫn và thực hiện các thao tác, cẩn thận những lưu ý mà chúng tôi liệt kê là bạn đã nắm được cách làm giò lụa thủ công độc đáo và hấp dẫn rồi.
Ý kiến của bạn