Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt lại có những nghi lễ truyền thống quan trọng được các thế hệ lưu truyền từ bao đời, trong đó có lễ cúng giao thừa. Thế nhưng cuộc sống hiện đại bận rộn nên có nhiều người mà đặc biệt là những gia đình trẻ thường không biết. Trường Đào Tạo Học Nấu Ăn Chuyên Nghiệp | HNAEdu sẽ giúp bạn biết giao thừa là gì? cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa đúng và đầy đủ nhất vào mỗi dịp Tết.
Cúng giao thừa là một trong những truyền thống tốt đẹp lâu đời của người Việt mỗi dịp 30 Tết. Lễ cúng giao thừa được hầu hết các gia đình coi trọng và thực hiện để thể hiện lòng thành biết ơn của gia đình tới trời đất, ông bà, tổ tiên. Cùng chuyên mục món ăn ngày tết tìm hiểu xem các gia đình cần chuẩn bị và thực hiện những gì khi đón giao thừa nhé!
Giao thừa là gì? Ý nghĩa của việc cúng giao thừa
Lễ cúng Giao thừa 30 hay còn gọi là lễ Trừ tịch vào thời khắc cuối cùng của năm cũ và chuẩn bị bước qua năm mới. Việc này mang ý nghĩa là gia đình sẽ trừ khử hết những vận xui trong năm cũ để đón những điều may mắn của năm mới.
Thông thường, vào chiều 30 Tết, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ, một mâm để cúng và ăn tất niên, một mâm để cúng vào đúng khoảnh khắc giao thừa. Lúc này người lớn tuổi nhất trong nhà sẽ thực hiện lễ cúng và khấn vái, tạ ơn trời đất, thần linh và mời Tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Lễ cúng giao thừa được thực hiện bằng việc cúng ở ngoài trời và trong nhà.
Với mỗi vùng miền lại có các món ăn khác nhau trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc, miền Nam, miền Trung đều chứa tinh túy ẩm thực nơi ấy.
Mâm cúng giao thừa gồm những gì?
Để cúng giao thừa trong nhà, bạn cần chuẩn bị gồm: ngũ quả, vàng hương, hoa tươi, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đủ.
Thông thường, mâm cỗ sẽ gồm các món sau: đồ nếp truyền thống (bánh chưng, xôi gấc, chè kho); giò (giò lụa, giò xào); nộm, salad (nộm đu đủ, nộm rau câu…), dưa chua muối (cải chua, dưa hành, dưa món…); gà luộc; một số món truyền thống đặc trưng của vùng miền (bê tái chanh, bắp bò ngâm mắm…); món chiên; nem; món hầm (chân Giò ninh măng, mọc nấu măng, mộc nhĩ…); canh (miến gà – măng, bún sườn – măng, bún Thang…). Tùy theo điều kiện và nhu cầu của gia đình mà nên chuẩn bị cho mâm cỗ đủ đầy nhất.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa
Mỗi nhà có một cách bày mâm cũng giao thừa khác nhau nhưng khi cúng, nên đặt mâm ở một cái bàn nhỏ bên dưới bàn thờ chính. Trên bàn thờ chính chỉ để mâm ngũ quả, một ít tiền vàng mã, hoa tươi, bánh chưng và một ít xôi chè…
Nên chọn các loại hoa tươi ngon, ăn được và đẹp mắt để bày lên mâm ngũ quả thay vì hoa quả xanh hay đồ nhựa… và không đặt mâm ngũ quả trước chính giữa bát hương mà để ở hai bên.
Hoa để cúng trên bàn thờ phải là hoa tươi, không nên để hoa giả. Đồng thời, trong bữa cơm tất niên trước khi đón giao thừa, mỗi gia đình nên đầy đủ các thành viên để cùng ăn uống, nói những chuyện vui trong năm cùng những dự định năm mới, động viên nhau để tạo không khí sum họp, đầm ấm, hòa thuận.
Với những chia sẻ này, hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin tham khảo và biết cách chuẩn bị cho mâm cơm cúng giao thừa đúng và đầy đủ nhất để đón năm mới.
Ý kiến của bạn