Học đầu bếp chuyên nghiệp thi khối nào? Điều kiện để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp ra sao? Có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều bạn trẻ, các bậc phụ huynh trước mỗi mùa tuyển sinh và không ít người yêu thích nấu ăn. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Trường Đào Tạo Học Nấu Ăn Chuyên Nghiệp | HNAEdu tìm hiểu ngay câu trả lời nhé!
Thông thường, tâm lý chung của nhiều em học sinh khi học hết THCS hoặc THPT và một số phụ huynh là phải thi một khối nào đó như: A, B, C, D… để có thể học tiếp tại những bậc học khác. Vậy nên, khi có ý định học nấu ăn nói chung và nghề đầu bếp nói riêng, nhiều người thắc mắc có phải thi hay không cũng là điều dễ hiểu. Nhất là trong một vài năm trở lại đây, khi cơ hội việc làm cho lao động nghề bếp và phát triển kinh doanh ẩm thực ngày càng rộng mở thì vấn đề học nấu ăn càng được nhiều phụ huynh, các bạn trẻ, những người đam mê ẩm thực quan tâm.
Học đầu bếp chuyên nghiệp thi khối nào?
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012, điều 61, người đủ 14 tuổi trở lên là có thể theo học nghề. Do đó, nếu đủ 14 tuổi, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học nghề bếp hoặc những nghề yêu thích khác. Tuy nhiên, do đặc thù công việc như: làm việc với cường độ và áp lực cao, thường xuyên đứng nấu nướng trong không gian bếp nóng, có mùi đồ ăn, gia vị… nên để theo đuổi con đường làm bếp chuyên nghiệp, bạn cần có một sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ngoài da… mới đảm bảo được các yêu cầu trong công việc.
Điều kiện và phẩm chất cần có để trở thành đầu bếp
Đam mê và yêu thích công việc nấu nướng:
Đam mê trong nghề bếp chính là sự giao thoa giữa sở thích nấu nướng và khả năng chế biến món ăn của bạn. Từ hai chất xúc tác này sẽ giúp bạn tiếp tục học hỏi, rèn luyện để theo đuổi nghề. Đam mê cũng không phải tự nhiên mà có, nếu chưa xác định rõ được đam mê, hãy đi theo sự tò mò của bạn. Có được đam mê từ ban đầu, sẽ giúp bạn có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách và kiên trì cố gắng trên từng chặng đường của nghề bếp.
Sức khỏe tốt và khả năng sáng tạo
Với những đặc thù của công việc như thường xuyên đứng và di chuyển trong không gian bếp nóng pha lẫn mùi đồ ăn, gia vị… nên đòi hỏi người đầu bếp cần phải có sức khỏe tốt mới có thể gắn bó lâu dài với công việc. Bên cạnh đó, khả năng sáng tạo là tố chất quan trọng không kém giúp người đầu bếp linh động trong việc chế biến các món ăn, lên thực đơn, tạo ra những món ăn mới…
Cái “tâm” của người đầu bếp
Khi thực hiện món ăn cho thực khách, nếu bạn đặt vào đó những tâm huyết, tình cảm, sự quan tâm và cố gắng chu toàn của mình, chắc chắn món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều. Lúc đó, niềm hạnh phúc, niềm vui thật sự của người đầu bếp chính là những lời khen ngợi, sự hài lòng của thực khách khi thưởng thức món ăn. Chính cái “tâm” và đạo đức làm nghề sẽ giúp đầu bếp “sống” được với nghề.
Những kỹ năng cần có của đầu bếp chuyên nghiệp
Kỹ năng chế biến món ăn
Đầu bếp chuyên nghiệp chắc chắn sẽ phải thành thạo, nắm vững các kỹ năng chế biến món ăn, biết cách ghi nhớ và vận dụng kiến thức có được để luôn nắm vững các phương pháp chế biến; cách sơ chế, bảo quản nguyên liệu; cách kết hợp, sử dụng gia vị phù hợp…
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Nếu muốn có cơ hội tiến tới các nấc thang cao hơn trong nghề như: Bếp phó, Bếp trưởng… đầu bếp cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm mới có thể làm việc với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng.
Kỹ năng ngoại ngữ tin học
Ngoại ngữ và tin học được xem là những phương tiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để mở cửa hội nhập với nhiều nền văn hóa ẩm thực trên thế giới. Kỹ năng ngoại ngữ và tin học tốt sẽ giúp đầu bếp có thêm cơ hội tiếp cận các nguồn tài liệu của thế giới, học hỏi kinh nghiệm hay từ các đầu bếp nước ngoài…
Kỹ năng quản lý và tổ chức
Hai kỹ năng này sẽ giúp người đầu bếp có khả năng điều phối, sắp xếp công việc, tạo hứng thú làm việc cho bản thân và những người khác.
Ngoài những phẩm chất, điều kiện và kỹ năng cần trang bị trên, để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp và phát triển nhanh trong nghề, đầu bếp cần có thêm nhiều trải nghiệm, giao lưu và thử thách tại các sân chơi, cuộc thi chuyên môn, luôn cập nhật xu hướng ẩm thực mới và cố gắng học hỏi không ngừng.
Hiện nay, nhân lực nghề bếp đang thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là đầu bếp vững chuyên môn, giỏi tay nghề. Kỹ năng, sự say mê và đạo đức làm nghề luôn là những yếu tố được các đơn vị tuyển dụng đánh giá rất cao. Nuôi dưỡng đam mê, những phẩm chất và cố gắng rèn luyện những kỹ năng cần thiết trên đây, chắc chắn bạn sẽ sớm trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp với nhiều cơ hội rộng mở và đạt được những thành công trong sự nghiệp.
Như vậy, với những phân tích trên, bạn có thể thấy, học nghề bếp không cần thi tuyển đầu vào, không cần chọn khối thi. Chỉ cần đáp ứng được những yếu tố trên cộng với lòng quyết tâm, cố gắng, bạn hoàn toàn có thể tự tin theo đuổi nghề đầu bếp để gặt hái thành công.
Ý kiến của bạn