Bếp trưởng điều hành là vị trí cao nhất trong cơ cấu nhân sự của bộ phận bếp trong nhà hàng hoặc khách sạn, thường là trong các khách sạn quy mô 3 sao trở lên. Với mức thu nhập hấp dẫn lên đến hơn 1 tỷ/năm (tại các quốc gia châu Âu) và không dưới 20 triệu/tháng tại Việt Nam, Bếp trưởng điều hành chính là mục tiêu phấn đấu của các bạn trẻ đang theo đuổi sự nghiệp đầu bếp.
Công việc của Bếp trưởng điều hành là gì?
Trước hết cần phải nói rằng công việc nào cũng có những nỗi niềm vui – buồn, sướng – khổ riêng. Không thể phủ nhận Bếp trưởng điều hành là vị trí cao nhất, chắc chắn mức thu nhập cũng sẽ cao nhất trong bộ phận bếp. Song, là một “nhạc trưởng” của căn bếp, Bếp trưởng điều hành là người chịu trách nhiệm về toàn bộ chất lượng công việc với khách hàng, Quản lý và Giám đốc bộ phận F&B trong khách sạn đó.
Công việc chính của Bếp trưởng điều hành sẽ là quản lý và tập huấn, đào tạo nghề, cụ thể bao gồm:
Xây dựng thực đơn – Kiểm định chất lượng món ăn trước khi phục vụ
- Lên thực đơn cụ thể cho nhà hàng để đảm bảo thu hút khách hàng, đảm bảo doanh thu, tạo dấu ấn đặc trưng riêng. Trong trường hợp có những nhóm khách hàng đặc biệt, tổ chức các sự kiện… Bếp trưởng điều hành cũng chính là người trực tiếp xây dựng thực đơn cho các sự kiện này.
- Kiểm tra chất lượng món ăn trước khi phục vụ.
Quản lý quy trình nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, trang thiết bị nhà bếp
- Lập danh sách các mặt hàng cần mua và kế hoạch tài chính cụ thể.
- Liên hệ với các đầu mối cung cấp mặt hàng.
- Kiểm soát chất lượng của các mặt hàng có trong bếp và có những xử lý kịp thời đối với những mặt hàng không đảm bảo chất lượng mỗi ngày, đặc biệt là các nguyên liệu dùng để chế biến món ăn.
Quản lý công việc trong toàn bộ phòng bếp
- Lên công việc cụ thể cho từng nhóm trong bếp và phân công công việc xuống Bếp phó và các trưởng nhóm.
- Quản lý công việc của tất cả các tổ/nhóm và có những điều chỉnh kịp thời trong suốt quy trình làm việc…
Đào tạo và đánh giá chất lượng nhân viên bếp
- Tuyển dụng các nhân sự phù hợp cho các vị trí của căn bếp.
- Thường xuyên tập huấn, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
- Đánh giá chất lượng nhân viên định kỳ.
Ngoài ra, Bếp trưởng điều hành còn phải làm các công việc như:
- Giám sát toàn bộ quy trình chế biến món ăn của tất cả các tổ/nhóm và kiểm tra đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, HACCP.
- Trực tiếp chế biến món ăn trong trường hợp đặc biệt (những món quan trọng, nhà hàng đông khách, thiếu nhân sự…)
Lương của Bếp trưởng điều hành là bao nhiêu?
Tại các nước châu Âu, nơi mà hệ thống các nhà hàng và khách sạn lớn vô cùng phát triển, nhu cầu thưởng thức bữa ăn ngon bên ngoài nhiều, thu nhập của các đầu bếp cũng được đưa vào “top”. Đơn cử, tại Canada, Bếp trưởng điều hành có mức lương từ 1 – 1,6 tỷ/năm (trung bình khoảng 100 triệu/tháng), các đầu bếp Việt làm việc tại Nhật Bản có thu nhập hơn 900 triệu/năm… Trong khi đó ở Việt Nam, người làm đến vị trí Bếp trưởng, Bếp trưởng điều hành thường có mức lương dao động không dưới 20 triệu/ tháng.
Ngoài ra, Bếp trưởng thường làm những công việc khác như giảng viên tại các trường dạy nghề, chuyên gia tư vấn ẩm thực cho các nhà hàng/khách sạn/tổ chức doanh nghiệp… Những công việc này cũng mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ cho Bếp trưởng.
Để đi đến vị trí Bếp trưởng điều hành, tất nhiên chúng ta cần nhiều thời gian và sự nỗ lực, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm không ngừng. Công việc nào cũng có những quyền lợi gắn liền với trách nhiệm riêng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của Bếp trưởng điều hành, từ đó có một mục tiêu và những kế hoạch cụ thể để phấn đấu cho tương lai của mình.
Trường Đào Tạo Học Nấu Ăn Chuyên Nghiệp | HNAEdu là đơn vị tiên phong xây dựng khóa học nấu ăn chuyên nghiệp đào tạo bếp trưởng điều hành. Là nơi dạy nấu ăn uy tín chất đáng để bạn tham khảo. Chọn form đăng ký để lại thông tin cho chúng tôi để nhận được 1 lộ trình học bếp định hướng tương lai nghề bếp và chọn cho mình một khóa học đầu bếp chuyên nghiệp phù hợp nhất.
Ý kiến của bạn