Cách Nấu Gạo Lứt Muối Mè Cho Người Tiểu Đường

Không chỉ được dùng để giảm cân mà gạo lứt muối mè còn có rất nhiều công dụng hữu ích trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt phải kể đến đó là bệnh tiểu đường.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu gạo lứt muối mè cho người tiểu đường để đạt được hiệu quả tối đa nhất. Bên cạnh đó, việc áp dụng sai cách còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Gạo lứt
Gạo lứt là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Gạo lứt muối mè tốt cho người bị tiểu đường vì nó giúp làm giảm lượng đường trong máu. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm có lợi cho những người bị huyết áp cao. Sau đây là hai cách nấu gạo lứt muối mè cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo để áp dụng để chăm sóc sức khỏe của mình tốt nhất nhé!

Cách nấu cơm gạo lứt muối mè cho người bị tiểu đường

Sơ chế

Bạn lựa chọn gạo lứt loại ngon, hạt căng và có lớp vỏ ngoài sáng, không có hạt sâu, mốc. Sau đó nhặt bỏ hết sạn, cát, đem ngâm khoảng 8 tiếng cho gạo mềm hơn. Việc này giúp loại bỏ được hết các độc tố bên ngoài lớp vỏ gạo. Khi vo lại chỉ chần sơ qua nước rồi đem nấu.

Nấu cơm

Sau khi vo gạo xong bạn cho vào nồi cơm điện như bình thường. Đổ một mức nước cho phù hợp với lượng gạo rồi thêm vào khoảng 1/3 thìa cà phê muối.

Rắc đều lên trên để cơm khi chín có vị đậm đà hơn. Lưu ý, bạn cần căn chuẩn tỷ lệ nước nấu cơm là 1 gạo: 1,5 nước là phù hợp nhất.

Tiếp đó, bật nút nấu như bình thường với nồi cơm điện hoặc nấu bằng nồi áp suất trong khoảng 1 tiếng thì cơm gạo lứt sẽ ngon hơn.

Trộn muối mè.

Bạn có thể chọn mè đen hoặc mè trắng đều được. Sau đó rang chín đều cho thơm rồi chà vỏ để làm tăng độ thơm và vị béo của mè. Tiếp theo, bạn nêm muối vào mè rang theo tỷ lệ 1 muối 2 mè, cho vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay xay mịn rồi trộn kèm cơm gạo lứt khi ăn.

ăn cơm gạo lứt kết hợp nhiều rau xanh
Người bị tiểu đường nên ăn cơm gạo lứt kết hợp nhiều rau xanh

Cách nấu nước gạo lứt

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt: 200g

Cách làm:

Rang gạo lứt cho thơm rồi đem ngâm trong nước khoảng 8 tiếng. Tiếp đó, vớt gạo ra cho vào nồi, thêm 2 lít nước vào rồi nấu sôi, hạ nhỏ lửa dần và đun tiếp cho tời khi còn khoảng một nửa nước thì tắt bếp.

Dùng nước gạo lứt để uống thay thế cho nước lọc để hỗ trợ ngăn ngừa, điều trị bệnh tiểu đường.

Nước gạo lứt
Nước gạo lứt là một cách chế biến gạo lứt tốt cho sức khỏe của người bị tiểu đường

Cách ăn gạo lứt muối mè đúng cách

Những người bị tiểu đường khi áp dụng cách ăn gạo lứt muối mè cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không chỉ ăn mỗi gạo lứt muối mè mà cần bổ sung thêm thức ăn theo chế của người bệnh.
  • Ăn nhiều rau xanh, chọn thịt cá nạc để cơ thể không bị thiếu đạm và vitamin.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể dùng 2 ly sữa không đường mỗi ngày hoặc dùng đường ăn kiêng.
  • Khi ăn gạo lứt cùng muối mè, người bị tiểu đường nên làm muối mè nhạt, cho thật ít muối.

Gạo lứt thường khá cứng và nhiều chất xơ nên khi ăn phải nhai thật kỹ, chậm để cơm dễ tiêu hóa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt rất tốt cho người bị tiểu đường tuy nhiên vẫn có thể làm tăng đường huyết vì nó thuộc nhóm tinh bột.

Vậy nên bạn không ăn quá nhiều. Nên chú ý chia khẩu phần ăn cho thật khoa học, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Bạn nên ăn từ 4 – 5 lần và mỗi lần ăn khoảng nửa chén cơm gạo lứt muối mè là phù hợp.

Kết luận

Gạo lứt muối mè được biết đến là một trong những phương pháp ăn thực dưỡng nổi tiếng. Gạo lứt có chứa nhiều dưỡng chất, không chỉ có tác dụng tốt với người bị tiểu đường mà còn có tác dụng ngăn chặn rối loạn mỡ máu. Ngoài ra giúp cơ thể ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và biết cách nấu gạo lứt cho người bị tiểu đường đúng chuẩn, khoa học nhất. Xem thêm các món ăn trị bệnh khác của Trường Đào Tạo Học Nấu Ăn Chuyên Nghiệp | HNAEdu nhé.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.7 (23 bình chọn)

Tác giả: Như Vân Chef

Như Vân Chef là giảng viên dạy nấu món chay tại HNAEdu. Cô là một chuyên gia về ẩm thực chay, có nhiều năm kinh nghiệm cũng như những nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của ẩm thực chay, thực dưỡng đối với sức khỏe con người.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn